VAR: Sức mạnh công nghệ rồi sẽ triệt tiêu cảm xúc trong bóng đá?

25-01-2019, 12:32 pm
VAR

VAR nhận được sự chú ý rất lớn. Nó là ví dụ rõ ràng nhất về kỹ thuật số hóa bóng đá, nơi dữ liệu và công nghệ được sử dụng để cải thiện hiệu suất và ra quyết định. Theo The Next Web, việc số hóa này có thể mang lại sự công bằng trong bóng đá nhưng nó cũng khiến nhiều người lo sợ rằng công nghệ này sẽ triệt tiêu cảm xúc bóng đá. 

Chúng ta đã thấy công nghệ VAR áp dụng nhiều tại các trận đấu World Cup 2018. Công nghệ này giúp trọng tài đưa ra quyết định trong các tình huống chính xác hơn.

Trong khuôn khổ trận tứ kết của Cúp bóng đá châu Á 2019 (Asian 2019) giữa Việt Nam và Nhật Bản, ở phút thứ 26 tưởng chừng như đội tuyển Nhật Bản vươn lên dẫn trước do công của Yoshida.

Nhưng người hâm mộ Việt Nam lé lên một tia hy vọng nhỏ khi công nghệ video (VAR) hỗ trợ trọng tài lần đầu tiên được sử dụng trong lịch sử Asian Cup.

Cuối cùng trọng tài không công nhận bàn thắng của Nhật Bản do video ghi lại được tình huống chạm tay của một cầu thủ đội bạn. Lúc này người hâm mộ Việt Nam sống trong cảm xúc cực kỳ vỡ òa trong sung sướng.

Tuy nhiên, cũng chính VAR trong trận đấu này đã giúp đội tuyển Nhật Bản có được một quả phạt đền (penalty), từ tình huống trọng tài xem lại đoạn clip phạm lỗi của đội tuyển Việt Nam.

Kết quả Nhật Bản đã thực hiện thành công quả phạt đền và thắng Việt Nam với tỉ số 1 - 0 để vào bán kết Asian Cup 2019. Rất nhiều người hâm mộ Việt tiếc nuối, vì đội tuyển Việt Nam đá tốt và nếu không có VAR thì...

Ra quyết định dựa trên thực tế

VAR là một công nghệ giúp các trọng tài đưa ra các quyết định chính xác nhất có thể. Khi trận đấu diễn ra, sẽ có một tổ trọng tài làm nhiệm vụ trong phòng video để tư vấn cho trọng tài chính điều khiển trận đấu đối với các quyết định liên quan đến bàn thắng, phạt đền, thẻ đỏ và phạt nhầm người. 

Qua tai nghe không dây, họ sẽ giao tiếp và tư vấn cho trọng tài chính. Trọng tài chính có thể chấp thuận ý kiến của tổ trọng tài video hoặc tự mình đưa ra quyết định sau khi xem lại băng quay chậm. 

VAR

Công nghệ video hỗ trợ trọng tài VAR dù mới được đưa vào thử nghiệm tại Anh trong các trận đấu ở cúp FA hay cúp Liên đoàn nhưng đã gây ra vô số tranh cãi. Trong trận đấu giành vé vào tứ kết cúp FA, Tottenham là “nạn nhân” khi bị VAR ngăn cản bàn thắng.

Tương tự đối với Bundesliga, vào giờ nghỉ giải lao trong một trận đấu giữa Mainz 05 và SC Freiburg, trọng tài đã yêu cầu hai đội quay trở lại sân để thực hiện quả 11m, sau khi nổi hồi còi kết thúc hiệp 1. Người hâm mộ không hài lòng về cách xử lí này và đã có những phản ứng quyết liệt.

VAR

VAR đã có dấu ấn trong World Cup năm nay. Mặc dù nó nhận được phản hồi tích cực về tính chính xác nhưng vẫn gây ra cuộc tranh luận dữ dội. VAR đã mang về cho ĐT Pháp một quả penalty và tiền đạo Antoine Griezmann đã không bỏ lỡ cơ hội mở tỷ số trận đấu (ban đầu, trọng tài không hề cho rằng cầu thủ ĐT Úc đã phạm lỗi, nhưng video chiếu chậm chứng minh điều ngược lại).

Hơn nữa, với sự giúp sức của VAR, khả năng lớn VCK World Cup 2018 sẽ bùng nổ các tình huống thổi phạt đền. Trong 8 quả penalty đã thổi thì 3 được quyết định sau khi các trọng tài chinh tham khảo ý kiến phân tích của đội ngũ chuyên viên xử lý VAR, ở các trận Pháp - Úc, Peru - Đan Mạch và Thụy Điển - Hàn Quốc.

“Số hóa” trong bóng đá

Trong vài thập kỷ qua, mọi khía cạnh của cuộc sống gần như đều chịu ảnh hưởng của số hoá. Và nó cũng đã có tác động lớn đến gần như mọi khía cạnh của bóng đá bao gồm việc phủ sóng truyền hình, bán vé và cả việc phân tích và đo lường hiệu suất.

Lượng dữ liệu và thông tin chưa từng có sẽ được tạo ra thông qua IoT. Huấn luyện viên có thể sử dụng dữ liệu này để đưa ra các chiến thuật. Nó cũng cho phép các nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu trực tiếp. Tương lai của bóng đá có thể sẽ bị chi phối bởi công nghệ này rất nhiều.

VAR

Số hóa là một trong những lý do chính khiến thể thao từ một trò chơi để giải trí thành một ngành có giá trị trên 1.5 nghìn tỷ USD trên toàn cầu, điển hình là eSports, một ngành công nghiệp trị giá 400 triệu USD.

Với VAR, nhiều người cảm thấy rằng số hóa đã đi quá xa và khiến bóng đá không còn tự nhiên. Nhiều môn thể thao, đặc biệt là bóng đá, có tính giải trí và mang lại nhiều cảm xúc nhưng được coi là đang bị đe dọa do số hóa. Sẽ chưa dừng lại ở đó, với Internet of Things, thực tế ảo và thực tế tăng cường sẽ được sử dụng ngày càng phổ biến hơn.

Internet of Things

VAR có thể đưa ra được quyết định đúng và số hóa có thể làm cho bóng đá sinh lợi nhiều hơn khi cải thiện hiệu suất của người chơi và chiến thuật của người quản lý. Nhưng "tiến bộ" như vậy sẽ đe dọa và cản trở sự phấn khích và tinh thần của trò chơi. 

Liệu có phải số hóa đang đi quá giới hạn, bạn quan trọng điều gì nhất khi xem bóng đá, là cảm xúc của trận đấu hay tính chính xác của kết quả, hãy chia sẻ cùng mình tại đây nhé.